• Germany

Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Đức tại Đức (2)

Chia sẻ của bạn Hoang Ha Phan ( đã tốt nghiệp tại Technische Universität Ilmenau)

Facebook :  https://www.facebook.com/hoangha.phan.9?fref=ts

 Mình đọc thấy chân thực và đúng quá nên chia sẻ với mọi người nhé.

 

Mình là Việt kiều đã định cư ở Đức từ năm 9 tuổi, và mình còn nhớ mình đã „cực khổ“ như thế nào khi học tiếng Đức. Phải đến năm 13 tuổi khi học lớp 7, trình độ tiếng Đức của mình mới gần bằng được trình độ tiếng Đức của người bản xứ cùng độ tuổi (xin nói thêm là mình ko phải học sinh kém, mình đc rất nhiều người nhận xét là có năng khiếu về ngoại ngữ, mình biết 5 thứ tiếng, thạo 3 thứ tiếng, đã từng đoạt nhiều giải ngoại ngữ ở Đức, và xét về sức học chung chung thì mình luôn trong top 3-5 của lớp). Và mình biết việc học tiếng Đức với các du học sinh sẽ còn khó khăn rất nhiều so với mình hồi đó, đơn giản vì ở độ tuổi 18-20, sức tiếp thu về ngôn ngữ không còn tốt và nhạy bén như ở độ tuổi trẻ con, thiếu niên. Ngoài ra thiếu niên thì chỉ cần chơi và học chứ thanh niên >= 18 tuổi thì phải tự lập, gặp lắm lo toan trong cuộc sống….Trong khi đó học ngôn ngữ nào thì cũng sẽ luôn hiệu quả nhất khi bạn ở chính đất nước của ngôn ngữ đó. Chứ chả lẽ học tiếng Đức ở Việt Nam hay Hàn Quốc lại có thể hiệu quả hơn học tiếng Đức ở Đức?

deutsch2



Du học sinh VN sang Đức học đại học vốn đã khó kiếm việc rồi, vì thế những ai sang đây chỉ để học cao học sẽ còn khó khăn hơn. Lý do rất đơn giản: ngoài việc không thành thạo tiếng Đức, bằng cấp kém như mình đã nói thì cũng rất khó để cạnh tranh với người Đức về các kỹ năng. Đức là một trong những đất nc công nghiệp tiên tiến nhất trên thế giới, là quốc gia „đầu tàu“ Châu Âu và còn đc coi là dân tộc đóng góp nhiều nhất cho nhân loại trong thời hiện đại. Trong khi đó VN là một đất nước nghèo, đến giờ vẫn bị coi là một nước nông nghiệp. Vì vậy nên tất nhiên nền giáo dục Đức hơn nền giáo dục VN ở rất nhiều mặt. Ở đây mình ko chỉ nói đến mỗi đại học, cao học. Giáo dục là một quá trình dài. Mình nói đến giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12, từ trường học nghề cho đến đại học, cao học. Mình và chồng mình (là du học sinh và là cựu học sinh giỏi trường Ams) đã từng so sánh đề thi đại học VN với đề thi Abitur (tốt nghiệp phổ thông) của Đức, và chồng mình đã há hốc miệng khi đọc qua các đề thi Abitur. Đó cũng là lý do vì sao du học sinh VN muốn sang Đức học đh phải: đỗ đại học, qua được thẩm tra APS, qua kì thi Testas VÀ đến khi sang đc Đức còn phải học 1 năm dự bị, thi đỗ dự bị thì mới đc học đh tại Đức. Vì vậy, bạn có thể là học sinh giỏi ở VN, hơn nhiều người Việt và vì thế rất tự tin, nhưng rất có thể là đến khi đặt chân sang Đức thì sự tự tin đó sẽ nhanh chóng bay mất.

Mình có thể khẳng định với bạn là đại đa số học sinh Đức khi tốt nghiệp phổ thông ở tuổi 18 đều có những kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và kỹ năng tư duy mà đại đa số học sinh VN ở cùng độ tuổi ko có. Ví dụ: Gần như tất cả học sinh Đức (học Gymnasium) khi tốt nghiệp đều biết ít nhất 2 ngoại ngữ, thành thạo tiếng Anh, biết lái xe ôtô từ độ tuổi 17, nhiều đứa đã đi làm thêm ở tuổi 16, thậm chí nhiều đứa đã đi ra nước ngoài nhiều lần trong quá trình học phổ thông. Và gần như tất cả hs Đức đều có thể sống tự lập, đi học xa nhà ở tuổi 18.

Ngoài ra người Đức rất coi trọng kinh nghiệm thực hành và đây chính là mấu chốt của vấn đề : Bạn học 2 năm Master ở Đức ko có nghĩa là bạn sẽ đc người Đức trọng vọng vì cái bằng cấp của bạn, nếu bạn không có kinh nghiệm thực tế, mà ở điểm này thì đa số ng Đức ăn đứt ng Việt. Và khi bạn sang Đức muộn chỉ để học cao học thì bạn có vô vàn vấn đề: Bạn có rất ít thời gian để học trong nền giáo dục Đức & quan trọng hơn là có rất ít thời gian cũng như cơ hội để thu thập kinh nghiệm thực hành tại Đức (vì nhiều lý do phức tạp liên quan đến study regulation trong cao học, luật lệ về lương bổng thuế má trong việc nhận thực tập viên vào công ty, cũng như thời hạn tối đa để gia hạn visa học Master, mà mình ko muốn nêu ra ở đây vì sẽ quá dài dòng).

Đó là chưa kể đại học Đức có lẽ là một trong những nền đại học „khó nhai“ nhất trên thế giới. Trong khi ở VN thì ai cũng nói là „vào đh thì khó mà ra thì dễ“ (trong khi đề thi vào đh VN còn ko bằng đề thi Abitur của Đức).

Người Đức biết rất rõ rằng nền giáo dục của họ tiên tiến hơn nền giáo dục của đa số các nc khác trên thế giới, đặc biệt là những nước như VN. Vì vậy khi tuyển nhân viên, họ sẽ luôn ưu tiên những người đc „rèn“ lâu năm trong nền giáo dục Đức. Mọi người cũng đừng ngây thơ nghĩ rằng „bằng cấp VN ko đc đánh giá cao thì có thể khẳng định bằng năng lực bản thân“. Nói như vậy khác nào cho rằng, năng lực người dân của đất nước đứng đầu liên mình Châu Âu kém hơn năng lực của người dân từ đất nước đứng gần bét ASEAN. Ngoài ra, bạn phải biết là sang Đức, bạn không chỉ cạnh tranh với người Đức, mà bạn còn phải cạnh tranh với một đoàn quân du học sinh từ Đông Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Syria, Nigeria, Kamerun, Hàn Quốc…hay thậm chí là Nhật, Anh, Mỹ!

Những năm gần đây, du học sinh VN tại Đức luôn bị đánh giá là thuộc hàng sinh viên trung bình kém, điều này ko phải mình nghĩ ra, mà là mình đã đc nghe nhiều GS Đức nói thầm như vậy. Bạn cứ hỏi các du học sinh ở đây, gần như ai cũng sẽ nói với bạn là đa số bạn bè cùng học với họ đều học quá thời hạn quy định nhiều năm, thậm chí rất nhiều ng còn phải bỏ ngang sau nhiều năm học. Trong số ít ỏi lấy đc tấm bằng thì có lẽ chỉ có 1/10 là ở lại Đức đc bằng chính thực lực của mình (xin đc việc), còn lại toàn phải về nước, hoặc kết hôn (giả hoặc thật) để ở lại.


Nói như vậy ko phải để mọi ng nhụt chí, chỉ là có cái nhìn thực tế hơn về việc du học Đức. Vì những lý do trên nên mình mới khuyên tất cả những ai muốn du học Đức với mục tiêu ở lại nên:

1. Sang Đức càng sớm càng tốt

2. Trước khi sang phải luyện tiếng Đức càng nhiều càng tốt!! và

3. Sang đến Đức phải cố hội nhập với cộng đồng Đức và đặc biệt là phải rất cố gắng trong học tập.

Comments

comments