• Germany

Trở thành tân sinh viên

Sau quãng thời gian miệt mài học tiếng Đức và kết thúc khóa học dự bị kéo dài 1 năm, hoặc đã thi xong chứng chỉ tiếng Đức DSH/Testdaf bạn bước vào giảng đường đại học với tư cách sinh viên chính thức. Thời gian đầu bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để làm quen với môi trường đại học và hòa mình cùng sinh viên Đức. Chỉ tiêu cho sinh viên quốc tế ở Đức thường rất ít (vì bạn được học miễn phí), chỉ khoảng 10% cho các khóa học bậc cử nhân, ở bậc thạc sĩ thì nhiều hơn chút. Quanh bạn hầu như đều là sinh viên Đức (kể cả bạn học bằng tiếng Anh) và rất hiếm khi tiếp xúc với sinh viên nước ngoài, chứ chưa nói đến là sinh viên Việt Nam.

11036345_10206327559646680_4802819346842287215_n

Mình xin điểm lại một số lưu ý cho tân sinh viên đại học ở Đức dựa trên kinh nghiệm cá nhân.

1. Sử dụng thẻ sinh viên

Mỗi trường đều có thẻ sinh viên khác nhau. Ở đại học Bonn thì tích hợp thẻ sinh viên kèm với vé tàu đi lại toàn bang NRW. Mỗi học kỳ sau khi bạn nộp tiền phí quản lý sinh viên và tiền tàu của bang thì trường sẽ gửi thẻ mới về địa chỉ nhà bạn.

Ở đại học Tübingen thẻ sinh viên và thẻ tàu lại được tách riêng. Thẻ sinh viên của đại học Tübingen (nơi mình đang theo học) thì còn có ảnh của mình trên thẻ, phía cuối đề tên học kỳ WS 14/15. Sau mỗi học kỳ ở Tubingen mình phải tới một chiếc máy để cập nhập thẻ với tên của học kỳ mới. Thẻ này dùng cho rất nhiều việc khi đăng ký học, khi mượn sách ở thư viện, trả tiền ăn, trả tiền in tài liệu..v..v tại trường

Mình có thể nạp tiền vào thẻ sinh viên để mua đồ ăn ở nhà ăn, căng tin, quán cà phê trong trường. Trong khu vực của trường đại học luôn có vài chiếc máy để nạp tiền vào thẻ sinh viên bằng tiền mặt hoặc thẻ EC Card. Tất nhiên bạn còn có thẻ mua thẻ Mensa-Card khác nữa để sử dụng nhưng phải đặt cọc 5 Euro.

Trong khi đó ở đại học Bonn thì thẻ sinh viên chỉ là một tờ giấy nên mình phải mua thẻ Mensa-Card (cũng đặt cọc 5 Euro ) để trả tiền ăn hay trả tiền sử dụng máy giặt trong khu ký túc xá.

Với chiếc thẻ sinh viên “thần kỳ” bạn được giảm giá khi đi xem phim,  đi bơi, đi thăm quan bảo tàng, công viên..v..v nói chung là được hưởng rất nhiều ưu đãi nên các bạn để ý nhé !

2. Kiểm tra email sinh viên thường xuyên

Trở thành sinh viên chính thức của trường đại học bạn sẽ được nhận một email riêng để  trường và giáo viên thông báo về thông tin hay chương trình học. Email sẽ là tên bạn + student(nghĩa là sinh viên) + tên trường đại học

3. Đăng ký môn học và sử dụng Moodle trong học tập

Ở đại học Đức hiện nay đều đăng ký môn học tự chọn trên hệ thống mạng của trường đại học. Các bạn cần làm theo hướng dẫn của trường để chọn khóa học hợp lý và đăng ký đúng thời gian.

cloud-ui 19.04.2015 143728.bmp

Trong trường hợp không đăng ký được khóa học cần lên phòng thư ký của khoa để nhờ cô thư ký đăng ký môn học giúp .

Khi được nhận vào lớp học rồi thì thường mỗi khóa học sẽ có mục riêng trên hệ thống Moodle : đây là một hệ thống quản lý học tập rất hữu hiệu hỗ trợ tương tác giữa giảng viên và sinh viên. Các tài liệu sẽ được giảng viên tải lên Moodle và học viên có thể tải về máy tính cá nhân. Các thông tin cũng như các thảo luận sau giờ học có thể được đưa lên đây.

cloud-ui 19.04.2015 151302.bmp

4. Mượn sách ở thư viện

Việc mượn sách ở thư viện để phục vụ quá trình học và làm bài tập nghiên cứu là rất cần thiết. Hệ thống thư viện trong trường đại học thường được thiết kế một cách rất khoa học.

Các trường đại học đều có khóa hướng dẫn sử dụng thư viện chung của trường đại học (bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh) và sử dụng thư viện riêng của khoa nên bạn không nên lo lắng quá. Nhân viên thư viện sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ cách tìm và mượn sách trong trường đại học.

Trước tiên bạn cần dùng máy tính truy cập vào hệ thống thư viện để tìm thông tin về sách, sau đó xem sách được đặt ở vị trí nào và đi tìm sách.

cloud-ui 19.04.2015 143915.bmp

Nhiều trường đại học đã triển khai hệ thống mượn và trả sách tự động . Như trường mình thì sinh viên tự mượn và trả sách bằng việc sử dụng máy. Bạn chỉ việc đưa sách vào màn hình máy, quẹt thẻ sinh viên, máy sẽ ghi thông tin, rồi thì máy sẽ in hóa đơn mượn và trả sách. Thật sự là hay ho phải không nào ?

5. Tham gia các lớp học tiếng và kỹ năng mềm

Là sinh viên chính thức của trường đại học ở Đức , bạn sẽ  được phép tham gia rất nhiều khoá học ngoại ngữ (Anh, Đức, Pháp, Nhật, Hàn..v..v) và kỹ năng mềm trong trường miễn phí ( về sử dụng máy tính hay kỹ năng thuyết trình) (chỉ nộp tiền tài liệu 5-10 euro). Kỳ tới mình đăng ký thêm vài khoá học tiếng Đức đặc biệt về văn hoá và để luyện nói. Hai khoá học chỉ phải nộp có 8 euro tương đương ~180 ngàn VND tiền tài liệu. Mà các khóa học do giảng viên Đức khoa Đức ngữ trong Uni dạy hẳn hoi ^^ Mỗi khóa học đều có tính điểm và sinh viên sẽ nhận được tặng điểm tín chỉ cho việc tham gia các khóa học này gọi là “Schlüsselqualifikation” Mình cần tổng cộng 21 tín chỉ nên còn phải tham nhiều khóa học nữa…nhưng có khi dễ tham gia vượt quá chỉ tiêu luôn vì hay quá ! Vừa được học chất lượng, giá rẻ lại có điểm mang về nữa chứ.

hoc tieng hoc2

6. Các câu lạc bộ ở trường đại học

Bạn có thể chọn tham gia một trong số rất nhiều câu lạc bộ thú vị tại trường : câu lạc bộ võ thuật, múa ba lê, thể thao, …vân vân. Việc tham gia các câu lạc bộ sẽ giúp bạn rất nhiều sau những giờ học căng thẳng và làm quen được thêm nhiều bạn bè Đức và quốc tế.

Bạn có thể tham khảo video clip sau :

Comments

comments