Chọn ngành học kép tại Đức
Có rất nhiều bạn phân vân nên học ngành nào, thậm chí có bạn vừa thích học kinh tế nhưng cũng thích học truyền thông hay ngôn ngữ hoặc ngược lại. Ngoài ra học một ngành thì có bạn lại lo mai này tốt nghiệp thì cơ hội xin việc thấp? Theo mình việc chọn ngành học kép ở bậc học cử nhân (2-Fächer-Bachelor-Studiengang) là một sự lựa chọn tối ưu cho nhiều bạn có sở thích học khác nhau hoặc “lo xa” .
Ở Đức viêc học hai chuyên ngành cùng lúc tại trường đại học là việc rất bình thường. Thế nên các bạn sinh viên không việc gì phải băn khoăn cả. Các bạn cứ nghiên cứu chọn ngành thôi.
Tuy nhiên bạn nhớ việc chọn học ngành chính (Hauptfach) và ngành phụ (Nebenfach)
Ví dụ tại trường đại học của mình, Đại học tổng hợp Tübingen. Bạn có thể chọn học ngành kinh tế là ngành học chính, còn ngành học phụ là ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nhật..v..v) hay truyền thông…v.v. Có những bạn sinh viên thì còn chọn ngành chính là Tiếng Nhật rồi ngành phụ là Luật.
https://www.uni-tuebingen.de/studium/verzeichnis-der-studiengaenge.html
Việc học hai ngành mở ra cơ hội cho các bạn rất nhiều. Một số trường đại học sẽ linh động cho sinh viên chọn lựa hai ngành học khác nhau ở lĩnh vực khác nhau, còn một số trường khác hướng cho sinh viên chỉ nên chọn hai ngành học ở cùng nhóm ngành hoặc có liên quan.
Như mình biết bạn Tâm Nguyễn cũng học ngành kép ở đại học Augsburg đã xin được việc thực tập ở sân bay Munich ở phòng truyền thông với việc chọn học ngành phụ là truyền thông.
Các bạn đọc Nhật ký du học của bạn Tâm Nguyễn tại đây nhé
Nhật ký du học của Tâm Nguyễn – Phần II
Còn có cô bạn mình ở Đại học Bonn thì chọn học ngành chính là Đức ngữ và ngành phụ là Tâm lý học.
Bạn có thể thấy rằng xuất phát điểm ngành chính hoặc ngành phụ của mình là không quá quan trọng lắm. Nếu bạn có năng lực bạn vẫn dễ dàng xin được những việc thực tập hoặc công việc mình thích. Được nghe từ nhiều bạn sinh viên thì vì học 2 ngành nên kể cả ngành học phụ bạn cũng không thể xem thường được. Bởi vì bạn cũng phải vào học những lớp như các sinh viên theo học ngành đó là ngành học chính. Chỉ có điều số lượng lớp học bạn tham gia ở ngành phụ thường ít hơn ngành chính.
Bản thân mình chọn học Monofach (một ngành duy nhất) nhưng trường cũng tạo điều kiện trong năm 3 được thoải mái lựa chọn các lớp học với ngành khác nhau như Luật, Truyền thông, Kinh tế, Chính trị, Lịch sử ..v..v để có để định hướng công việc mai này.
Có những lớp học mình đăng ký, khi vào tới lớp mới biết là có sinh viên từ nhiều ngành khác cũng học như ngành chính trị, lịch sử, sư phạm…rồi sinh viên trao đổi từ các nước khác nhau..hoặc cả sinh viên bậc học khác nhau (có sinh viên bậc thạc sĩ cũng học cùng).
Hy vọng với thông tin của mình sẽ giúp cho nhiều bạn sinh viên tương lai ở Đức bớt lo lắng hơn và sớm định hình được ngành học mình muốn theo đuổi.