Kinh nghiệm học tại Đức của du học sinh
Đầu tiên, em nên suy xét rất kĩ xem khả năng của mình đến đâu, tiếng Đức khó, nên nếu thực lực ko cao học sẽ rất vất vả. Anh ko khoe nhưng anh thi ĐH điểm rất cao, cấp 3 cũng học chuyên Lý Ams nhưng vẫn rất khó nuốt các môn học ĐH ở Đức vì trở ngại tiếng Đức quá khó.
Thứ 2, đừng bao giờ nghĩ đến vừa học vừa làm, nếu em thật sự học giỏi thì mới nghĩ đến, vì nếu học chưa tốt mà đi làm nữa thì khả năng thất bại cực lớn, đã có rất nhiều bạn bè anh học ko đc vì vướng đi làm cuối cùng lỡ dở.
Thứ 3, là bản lĩnh của mỗi cá nhân, nếu sang đây ko có người kèm cặp, gia đình thì ko ở bên có thể sẽ dẫn đến tình trạng bỏ học, chán chường, bản thân anh học ở ĐH gần như ko lên lớp vì lười và chả hiểu mấy mặc dù tiếng cũng thuộc loại được do chăm giao tiếp.
Cuối cùng là tính toán về thời gian, đi Đức học xong ĐH trung bình sẽ là 5 năm ( cho các bạn học giỏi do nửa năm tiếng, 1 năm dự bị và 3 năm rưỡi ĐH) còn bt thì toàn 6,7 năm là chuyện thường, vậy 7 năm bỏ ra tiền ăn ở tiền học phí thì đắt hơn em đi Anh học Master rất nhiều, vậy nên suy xét kĩ.
Ngày anh đi ko đc ai chỉ bảo, không ai định hướng, bây giờ có kinh nghiệm thì nhắn lại cho các em thôi.
Nhưng có một điều rất lợi khi đi Đức học ĐH so với việc đi Anh học Master 1 năm rồi về đó là em học đc tính tự lập, và văn hóa châu Âu điều mà nếu đi 1,2 năm rồi về sẽ không bao giờ học được. Đó là 1 vốn sống vô cùng quý giá.
Đôi lời như vậy.
Mong em sẽ thành công trên con đường đã chọn!
**********
Chia sẻ của chị Hạnh Phan :
Với những trường hợp học kinh tế ko phải vì yêu thích chứ ko phải vì là số đông, dù gì khi học kinh tế và tốt nghiệp, ng nc ngoài luôn bị yếu điểm về ngoại hình cũng như ngôn ngữ so với ng Đức. Nếu bạn không hoà nhập thực sự khi học ĐH, sẽ rất khó kiếm job. Ko giống như bên kĩ thuật, kiến thức và điểm có thể đóng vai trò quan trọng hơn còn bạn đầu bù tóc rối hay trông hơi nerd 1 tí có khi lại thành điểm cộng (ko định nói số đông mà mình chỉ ví dụ trh đặc biệt thôi nhé). Nhưng với BWL nói nghe có vê thực dụng quá, nhưng đeo ba lô đi học cũng có thể làm mình quá khác biệt so với số đông rồi (lưu ý là ng đặc biệt thì ở ngành học nào cũng có). Khi đi phỏng vấn, sự tự tin cũng thể hiện qua cách giao tiếp và quần áo mình mặc. Làm lĩnh vực kĩ thuật, bạn có thể chỉ cần t Đức đủ đánh đủ đỡ, nhưng marketing hay finance thường xuyên phải present hay tiếp xúc với khách hàng, ngôn ngữ là rào cản cũng là yếu điểm mà mình bị positioned thấp hơn ng đức, dù mình có thể giỏi hơn. Đấy là khó khăn mình thấy 1 lý do ko nhỏ vì sao ng nước ngoài khó kiếm việc khi tốt nghiệp kinh tế. Còn massenprodukt thì rõ là Bwl rồi , nhan nhản, nhưng ko có nghĩa là ko thể có việc hoặc vì ng đức khó kiếm việc mà mình khó kiếm.
Vậy bổ sung thêm khuyên bạn nào ko đủ điểm vào ĐH ở vn ma muốn học kinh tế thì suy nghĩ kĩ nhé.
2. Khối ngành kỹ thuật
Bạn Tuấn đang học ngành Chế tạo máy (Maschinenbau – Konstruktion & Entwicklung) tại Đại học ứng dụng Hamburg
Facebook: https://www.facebook.com/Tuan.Sagii
1, e thấy quan trọng là ý chí và nỗ lực! học đại học ở đức thì người Đức hay Việt cũng thế, thằng nào chăm thằng đấy thắng! IQ chỉ đóng góp 10% rằng độ tiếp thu nhanh thôi, chứ lực học bt mà chăm thì vẫn ok!
2, du học sinh vn hay bị ảo tưởng sức mạnh, mà may ra cũng chỉ được đoạn đầu môn toán 1 vì ở cấp 3 học toán quá nhiều, mà thực ra hs vn học ở nhà chỉ biết làm bài chứ mấy ai thực sự hiểu nó, ví dụ như tích phân hay ma trận để làm gì? phổ thông ở đức nó k sâu như vn nhưng học là để hiểu, đi kèm bài tập thực tế. còn sâu vs khó là để lên đh.
3, nói abitur ở đức khó hơn thi đh ở vn cũng k đúng, về độ khó chắc chắn k bằng nhưng nó trải đều những lĩnh vực cần thiết, chứ k phải như thi đh ở vn, chỉ học nhưng phần thi, học để biết làm bài như con vẹt chứ k hiểu sao lại làm như thế. nếu ở vn học hiểu thực lực (thực lực k có nghĩa là điểm đh cao vì điểm đh cao có thể do luyện nhiều chứ chưa chắc đã hiểu con mẹ gì) thì abitur ở đức k là gì. ví dụ môn vật lý ở vn và đức ở thpt y như nhau nhưng thi đh ở vn thì chỉ có điện xoay chiều, sóng, dao động, bức xạ cửa lớp 12 (k phải những mảng cốt lõi cần cho các ngành kĩ thuật) trog khi abitur không khó bằng nhưng đi đều hết các mảng từ lớp 10 đến lớp 12.
4. sv đại học thì đức hay việt đều có ng giỏi ng kém. mặt bằng chung cấu tạo não người như nhau, KẾT QUẢ KHÁC NHAU CHỈ LÀ KHÁC BIỆT CỦA QUÁ TRÌNH RÈN LUYỆN! đức cũng k ra được trường, thi trượt, đúp lên đúp xuóng là bt! nhưng hầu như sv đức phần nào kém nó sẽ đầu tư, học trên lớp r về nhà đọc lại học lại cho hiểu. trong khi sv vn đã atsm lại chỉ chăm chăm học phần thế mạnh (vd: toán) mà học trên lớp xong về nhà cũng k chịu nacharbeiten mà toàn để cuối kì, tinh tướng chủ quan + atsm nao thi thì ôn như kiểu học đh ở vn nên đã kém lại còn tắm.
5. ý thức học tập cũng như làm nhóm của nhiều sv vn là k tới nơi tới trốn, thiếu trách nhiệm. ví dụ như làm Laborgruppe, các bạn đức thường hiểu trình độ tiếng đức giao cho phần phù hợp r nhưng ý thức làm k tới nới tới chốn, làm cho có dù đã dốt nên nhiều ng bị sv đức k muốn làm cùng nhóm, phải làm labor 1 mình thì viết protokoll nhục như con trùng trục, chứ các bạn đức trong đh k hề kì thị mà còn cởi mở là khác.
6, còn xin việc lại là vẫn đề khác, sv vn nhiều ng ra trường kể cả bằng tốt kinh tế hay kĩ thuật nhưng k xin được việc, học tiếp cho ng giỏi hoặc cưới xin cho ng kém để tiếp tục ở lại là chuyện bt. vì điểm số là 1 chuyện nhưng năng lực và kinh nghiệm thực tế thiếu thì cũng khó mà xin việc, còn xin việc nhàng nhàng vớ vẩn lương tàng tàng thì k nói mà cũng k chắc. mà nói học kinh tế khó xin việc hơn cũng k phải hẳn vì đầy sv vn học kinh tế ra trường vẫn xin được việc, và sv kĩ thuật ra trường vẫn k biết làm gì k phải ít!
1 lần nữa lại là năng lực và kinh nghiệm, đừng học chỉ vì điểm số như khi ở vn vì điểm cao k đồng nghĩa làm tốt! quan trọng là học cái mình thích và phù hợp vs khả năng bản thân. k có đam mê thì tự tạo lấy cho mình 1 đam mê. vì làm cái mình thích cũng giống như lấy được người mình yêu vậy, đừng có xem cái nào kiếm nhiều tiền hơn hay nhiều ng học hơn, làm đúng phạm vi thì năng lực vs được phát huy!
PS: còn tiếng đức thì đúng là cần thiết! k biết tiếng thì chả làm đc cái đếch gì chứ đừng nói là học – kiểu như bất lực vậy! học ngoại ngữ đối với ng dưới 12 tuổi thì học tốt nhất trong môi trường tiếng bản địa từ hồi chưa biết gì. nhưng khi trưởng thành, tiếng mẹ đẻ khắc sâu thì ngta luôn so sánh giữa 2 ngôn ngữ khi học nên tốt nhất trước khi sang đức trau dỗi tiếng đức, vốn từ nhiều thì sau đỡ bị tụt hậu 1-2 năm. dù sao thì du học là chịu đau dẵm lên gai trước r ms bước đến hoa hồng/hoặc là toác cmn chân ra chứ du học không có nghĩa là đi nước ngoài! ai xác định du học là để du học thì phải xác định mục tiêu đúng đắn, đừng có học như chơi như ở vn, học đh ở đây như kiểu ĐH BK hn í, học k hẳn hoi thì 8 năm sau vẫn chưa được lấy vk đâu =))
3. Khối ngành xã hội :
Mình viết trên kinh nghiệm cũng tham khảo từ nhiều bạn học các ngành xã hội.
Với sinh viên học ngành xã hội thì việc học tốt tiếng Đức cực quan trọng, ko chỉ là viết luận được bằng tiếng Đức mà còn phải phân tích và hiều đc các lý thuyết rất trừu tượng. (các ngành học về giáo dục học, chính trị học, văn học, ngôn ngữ học, lịch sử, triết học, xã hội học..ngay cả ngành truyền thông cũng khó ) Sinh viên Đức bản xứ có vốn hiểu biết vượt trội so với sinh viên Việt Nam vì họ đã học nhiều ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha từ bé, ngoài ra cũng nhiều sinh viên Đức đã học tiếng Latinh ngay từ cấp 3. Thêm vào nữa kiến thức nền về xã hội, lịch sử và nghệ thuật của họ cũng tốt hơn.
Cảm nhận của em My – hiện đang theo học ngành Truyền thông ( Medienkulturwissenschaft/ Medienpsychologie) tại Đại học tổng hợp Köln (Universität zu Köln)
Facebook : https://www.facebook.com/luckymie8866/
Buổi đầu đi nghe einführung môn medien thầy giảng về triết học biểu tượng khá xa vời cuộc sống nên em chả hiểu gì cả. Mấy đề tài sau đó thì đỡ hơn nhưng nói chung là vẫn khó. Em thấy để học xã hội thì cần phải có phương pháp tự học đúng đắn, mày mò tìm hiểu thông tin đọc sách, giao lưu vs bạn học cùng để trao đổi những vấn đề mình chưa hiểu. Sau một kì em mới rút ra mấy điều như vậy thôi
Tạm kết :
Đây không phải là mặt trái của du học mà đã luôn là 1 phần của nó, chưa từng khác đi.
Đi du học chính là 1 sự đánh đổi. Ván cược lớn, 1 lần cho 1 đời.
Đừng nghĩ rằng vài năm tháng tuổi trẻ so với cả đời người có là gì đâu, chọn sai có thể chọn lại, gặp ngõ cụt có thể quay đầu. Trải qua rồi mới thấm. Khi mọi thứ đã nát bét và bản thân trở nên thảm hại, mới thấu để thoát ra và vực dậy khó đến mức nào.
Không phải ngẫu nhiên du học là giấc mơ của nhiều người. Những lợi ích của nó chẳng khó để nhìn ra. Nhưng mà để đến được Thiên đường con người phải bán đi linh hồn của mình. Nó mang lại cho bạn những thứ tốt đẹp nhất, với điều kiện bạn xứng đáng.
Phải trả giá đủ. Tài năng là không đủ. Cố gắng là không đủ. May mắn là không đủ. Tất cả những thứ đó mới chỉ là tạm đủ.
Đến được đây đã khó, bám trụ được nơi đây mới thật gian nan, rời khỏi đây với tư thế ngẩng cao đầu là thử thách thật sự.
Ăn món bạn thích nhiều lần. Đi thật chậm trên những con đường bạn hay qua. Ở cạnh những người bạn yêu thương bất cứ lúc nào có thể. Và học hành không ngơi nghỉ. Bạn sẽ mất đi rất nhiều, thậm chí là toàn bộ, ngay từ lúc bạn chưa nhận được gì. Những thứ nhỏ nhất lại có thể đánh gục chúng ta dễ dàng nhất. Đây chính là 1 cuộc chiến thật sự, và khi bạn còn được quyền lựa chọn có để cho nó xảy ra hay không, hãy suy nghĩ nhiều và làm nhiều. Hy vọng chứ đừng mù mờ. Quyết tâm nhưng phải hiểu rõ.
Và nếu đây đã luôn là quyết định của bạn, ngay cả khi bạn hiểu rõ những gì sẽ đến và trong lâu dài sẽ đến, đừng ngừng cố gắng trong bất kể lúc nào. Tất cả chúng ta đều đang sống dù biết 1 ngày nào đó mình sẽ chết đi.